Da mặt sạm đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Da mặt sạm màu, kém sắc là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý. Vậy da mặt sạm đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không hay không? Chị em theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Da mặt sạm đen là bệnh gì
Da mặt sạm đen là bệnh gì?

Da mặt sạm đen là gì?

Về bản chất da mặt bị sạm đen do nhiều yếu tố melanin bị rối loạn, khiến tình trạng da của người bệnh dễ bị tối dần và đậm màu hơn bình thường. Melanin là một sắc tố quan trọng trong da giúp da có thể chống lại các tác hại của tia cực tím, sự lão hóa da.

Da sạm đen ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Da sạm đen ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Nguyên nhân khiến da mặt bị sạm đen

Da sạm đen vì nắng

Nếu tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tia cực tím sẽ tác động trực tiếp vào làn da khiến da bị sạm màu, rám nắng. Đồng thời ánh nắng mặt trời cũng phá vỡ đi sự căng mịn và trẻ hóa của da khiến da dễ bị lão hóa

Da mặt bị đen vì nắng
Da mặt bị đen vì nắng

Do yếu tố di truyền

Một trong những yếu tố làm da bị sạm nám chính là do gen di truyền. Bố hoặc mẹ có làn da hơi ngăm cũng có thể di truyền tới con cái của mình.

Không dưỡng ẩm đầy đủ cho da

Ánh sáng mặt trời sẽ gây tổn thương cho da bởi trong đó có chứa tia UVA và UVB, vì thế làn da phải được giữ ẩm tốt để khỏe mạnh hơn và ít bị tổn thương hơn bởi các tác động bởi ánh nắng mặt trời.

Và khi làn da sẽ phục hồi và tái tạo tốt hơn nếu được dưỡng ẩm đầy đủ, lúc đó da luôn được thay mới và trắng mịn hồng hào. Vì thế để không có tình trạng da sạm đen và xuống sắc thì ngoài việc dưỡng trắng da thì bạn nên dưỡng ẩm đầy đủ cho làn da của mình.

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh

Màn hình máy tính và màn hình điện thoại chứa nhiều tia bức xạ và ánh sáng xanh làm ảnh hưởng tới cấu trúc da. Khi ngồi lâu sử dụng máy tính, lượng điện tích sinh ra từ màn hình làm cho làn da hút bụi bẩn trong không khí nhiều hơn, và để rồi dần dần da còn bị mụn mọc, xuất hiện tàn nhang mà còn tối màu đi rất nhiều

Ngồi trước máy tính nhiều cũng khiến da bị đen

Thức khuya

Khi thức khuya, các hắc sắc tố melanin sinh sôi rất nhanh nên chỉ sau 1 đêm làn da của bạn xám xịt hẳn đi. Và thực tế ở ban đêm, da thường tái tạo lại các tế bào mới, cho nên thức khuya sẽ khiến làn da xám đi, nhìn già hơn tuổi rất là nhiều.

Da mặt sạm đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Màu sắc trên da mặt và sắc tố da có liên hệ với nhau, ngoài các tác nhân vật lý thì vấn đề da mặt bị sạm đen cũng do các nguyên nhân bệnh lý.

Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh gan, sẽ có những sự bất thường trong việc trao đổi các sắc tố melanin và ảnh hưởng tới trao đổi chất bilirubin. Da sẽ chuyển qua ánh đồng vàng nâu, đồng thời chất da trở nên khô hơn, sần sùi, kém linh hoạt, không còn độ bóng, sáng

Da bị biến sắc

Da mặt có màu vàng nghệ, cùng với các biểu hiện như ngứa ngáy khó chịu thì chắc chắn bạn đang gặp các vấn đề như: viêm gan, sỏi mật, giun chui vào ống dẫn mật chính gây tắc mật, làm tăng lượng bilirubine ở máu do không đào thải ra được.

Da bị thâm đen xuất hiện thêm quầng thâm ở mắt là biểu hiện của bệnh viêm thượng thận hoặc là rối loạn nội tiết.

Da bị sạm den là biểu hiện của nhiều bệnh lý
Da bị sạm den là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Bệnh lý khác

Theo đó, các chuyên gia đưa ra kết luận rằng khi mắc phải một hay đồng thời một số hội chứng hoặc căn bệnh bên dưới, người bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu da mặt bị sạm đen. 

  • Bệnh Addison (còn gọi suy tuyến thượng thận nguyên phát là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết)
  • Bệnh suy thận 
  • Hội chứng (hội chứng di truyền hoặc bẩm sinh, có bất thường về điện tim, hai mắt cách xa nhau, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm, điếc)
  • Hội chứng Peutz-Jeghers (hội chứng di truyền hoặc bẩm sinh, đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới cùng với polip ở dạ dày, ruột và các mảng sắc tố trên da)
  • Hội chứng Calm (các mảng màu cà phê sữa kích thước từ 2 – 20 cm, xuất hiện rất sớm khi sinh ra đã có)
  • Bệnh sắc tố Becker
  • Bệnh nhiễm sắc tố đầu chi của Dohi
  • Bệnh tăng sắc tố dạng võng đầu chi của Kitamura
  • Bệnh bớt sắc tố Mông Cổ, bớt Ito, Ota 
  • Bệnh nhiễm sắc tố dầm dề (do di truyền trội trên nhiễm sắc thể X, xuất hiện ngay sau đẻ, bệnh gây sạm da ở nữ giới nhưng gây chết người ở nam giới).
  • Bệnh sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn
  • Bệnh gai đen
  • Bệnh xơ cứng bì 
  • Do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố)

Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt bị đen cho khí sắc rạng ngời.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về việc da mặt bị sạm đen bị bệnh gì? Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn và có những cách quan sát da để có những phát hiện kịp thời với những căn bệnh của mình.